Titanium dioxide (titan đi-oxit) - Angel's Liquid Viet Nam

Titanium dioxide (titan đi-oxit)

time-icon 01/09/2020 time-icon Đăng bởi: Ingredients

Khoáng chất trơ được sử dụng làm chất làm đặc, chất làm trắng, chất bôi trơn và chất chống nắng trong mỹ phẩm. Thành phần này bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB và được coi là không có nguy cơ gây kích ứng da. Vì sự dịu nhẹ của nó, titan đi-oxit là chất chống nắng tuyệt vời để sử dụng trên da nhạy cảm hoặc da bị trứng cá đỏ. Thành phần này cũng có thể sử dụng cho vùng quanh mắt, vì rất ít khả năng gây kích ứng mắt. Mặc dù titan đi-oxit là thành phần tự nhiên, nhưng titan đi-oxit tinh khiết trong tự nhiên luôn bị pha trộn với các tạp chất có hại như chì và sắt. Do đó, titan đi-oxit sẽ được tinh chế bằng các quá trình tổng hợp để sử dụng trong mỹ phẩm và sản phẩm chống nắng. Titan đi-oxit thường được làm vi thể hóa và được bao phủ để sử dụng trong mỹ phẩm. Quá trình vi thể hóa sẽ làm cho thành phần tạo cảm giác nặng dễ dàng lan tỏa trên da và có tính thẩm mỹ cao hơn một chút. Titan đi-oxit vi thể hóa cũng ổn định hơn nhiều và có thể chống nắng tốt hơn so với titan đi-oxit thông thường. Titan đi-oxit được vi thể hóa không thấm vào da nên không cần phải lo lắng về việc hợp chất này có đi vào cơ thể hay không. Ngay cả khi các tiểu phần titan đi-oxit kích thước nano được sử dụng, kích thước phân tử của hợp chất được sử dụng để phủ các tiểu phần nano là đủ lớn để ngăn chúng thấm qua các lớp trên cùng của da. Điều này có nghĩa là bạn đang được chống nắng bởi titan đi-oxit mà không gây hại cho tế bào da. Quy trình phủ sẽ cải thiện ứng dụng, tăng cường mức độ chống nắng và cũng ngăn titan đi-oxit kết hợp với các thành phần khác khi tiếp xúc với áng nắng, do đó sẽ làm tăng độ ổn định của thành phần này. Điều này không chỉ làm cho việc sử dụng titan đi-oxit dễ dàng hơn rất nhiều, mà còn làm tăng hiệu quả chống nắng cũng như loại bỏ các mối lo ngại về độ an toàn của titan đi-oxit. Ví dụ thường gặp của thành phần được sử dụng để bao titan đi-oxit là alumina, dimethicone, silica và trimethoxy capryl silane. Titan đi-oxit được sử dụng trong sản phẩm chống nắng thường được biến đổi với các thành phần khác để đảm bảo hiệu quả và độ ổn định. Ví dụ về các thành phần gọi là chất biến đổi bề mặt được sử dụng cho titan đi-oxit bao gồm axit stearic, axit isostearic, axit polyhydroxystearic và dimethicone/methicone copolymer. Một số trang web và bác sĩ luôn giữ quan điểm rằng titan đi-oxit thua kém so với kẽm oxit, một thành phần chống nắng vật lý khác có đặc tính cơ bản giống như titan đi-oxit. Chúng tôi không chắc thông tin titan đi-oxit không phải là một thành phần chống nắng hiệu quả đến từ đâu, nhưng thực tế là titan đi-oxit là thành phần có chỉ số SPF phổ rộng và được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chống nắng. Điều gây nhầm lẫn cho một số người tiêu dùng là cố giải mã các nghiên cứu xếp hạng các thành phần chống nắng theo biểu đồ phổ TỬ NGOẠI. Theo hầu hết các tiêu chuẩn, bảo vệ phổ rộng đối với bất kỳ một thành phần chống nắng nào được định nghĩa là phổ vượt quá 360 nanomet (viết tắt là “nm,” đây là đơn vị đo bước sóng ánh sáng). Titan đi-oxit vượt quá khoảng bảo vệ này, nhưng phụ thuộc vào nghiên cứu, nó cũng có hiệu quả tương tự hoặc thấp hơn một chút so với kẽm oxit. Mặc dù sự thật là titan đi-oxit không chống tia UVA hiệu quả như kẽm oxit, nhưng sự chênh lệch này là không đáng kể (giống như một đứa trẻ 10 tuổi so với một đứa trẻ 10 tuổi 3 tháng). Điều này là không dễ hiểu nếu xét đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả của các hoạt chất (như công thức gốc), do đó nhiều người, bao gồm cả một số chuyên gia da liễu, cho rằng kẽm oxit là vượt trội so với titan đi-oxit trong khả năng chống tia UVA. Khi được bào chế cẩn thận, titan đi-oxit sẽ có khả năng chống tia UVA rất tốt. Đỉnh chống tia UVA của titan đioxit là thấp hơn so với đỉnh của kẽm oxit, nhưng cả hai hoạt chất đều tạo ra sự bảo vệ liên tục trong toàn bộ phổ UVA trong cùng một khoảng thời gian.